cđsd

Hiệu quả từ công tác bảo vệ rừng gắn với du lịch ở Ban quản lý rừng lịch sử - văn hoá - môi trường hồ Lăck.

HATAP

BVR&MT – Khu rừng lịch sử - Văn hoá – Môi trường Hồ Lắck được thành lập tại quyết định số 432/QĐ-UB ngày 17/5/1995 của UBND tỉnh Đắk Lắk nằm trên các xã Bông Krang, Yang Tao, Đăk Liêng và thị trấn Liên Sơn huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuật 50km về phía Đông Nam. Diện tích khu rừng là: 10.333,55ha bao gồm 13 tiểu khu 1341, 1337, 1338, 1339, 1343, 1353, 1359, 1360, 1366, 1375, 1384, 1355, 1348.

Với tài nguyên thiên nhiên phong phủ Khu rừng lịch sử, văn hoá, môi trường Hồ Lắck có các kiểu thảm thực vật đặc trưng cho từng dạng địa hình như: thung lũng, núi cao, nhiệt đới ẩm, á nhiệt đới ẩm. Có tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng đa dạng và đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Cụ thể thực vật có 576 loại thuộc 123 họ. Một số loài cây gỗ quý hiểm trong “sách đỏ” Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt như Giáng Hương, Cẩm Lai, Cà Te, Pơ Mu, ...; về động vật có tổng cộng 236 loài động vật trong 90 họ thuộc 31 bộ. Đặc biệt Hồ Lắck còn có hệ động vật dưới nước, sơ bộ mới phát hiện được 3 loài tôm, 2 loài cua, 3 loài ốc, 3 loài trai hến và 35 loài cá nước ngọt, ... một số loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Tiềm năng du lịch rất lớn, có Hồ Lắck là hồ tự nhiên có cảnh quan đẹp, được bao bọc quanh những khu rừng tự nhiên, có nhiều con suối bắt nguồn từ những dãy rừng thường xanh, với địa hình núi cao, dốc đứng đổ về tạo lên những thác nước đẹp chảy xuôi về hỗ Láck, trong số các cảnh đẹp đó phải kể đến thác Bìm Bịp được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2017.

Hồ Lắk là một trong số hồ tự nhiên lớn ở Việt Nam. Vào mùa mưa, diện tích mặt Hồ gần 600 ha. Nơi đây đã in đậm dấu ấn của Vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Từ những năm trước giải phóng, nơi đây được Vua Bảo Đại thường tổ chức làm nơi săn bắn, nghỉ dưỡng. Bên cạnh Hồ có các làng truyền thống của người dân tộc M’Nông, là người bản địa lâu đời, sống và gắn bó bên cạnh Hồ Lắk. Với vẻ đẹp tự nhiên đó đã tạo cho Khu rừng có nhiều tìm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí mà phù hợp nhất là phát triển loại hình du lịch homestay. Hoạt động du lịch, bảo tồn, tôn tạo nét đẹp truyền thống về sinh hoạt, lao động lâu đời của người dân tộc tại chỗ gắn với việc giáo dục bảo vệ môi trường là xu thế mà du khách rất ưa chuộng. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm du lịch sinh thái không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp ghé thăm Hồ Lắk.

Công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan gắn với công tác phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đối với Ban quản lý.

Được sự quan tâm của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan đã chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ giúp Ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, và phát triển rừng trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, đơn vị chú trọng bảo vệ những diện tích rừng hiện có, đồng thời đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân không tái canh tác nương rẫy trên đất rừng đặc dụng nhằm để rừng tự tái sinh phục hồi. Kết quả 5 năm trở lại đây nhiều diện tích rừng được tái sinh, phục hồi tự nhiên và phục hồi thông qua biện pháp trồng lại rừng.

Vào cuối năm 2022, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đối với Khu rừng Lịch sử, Văn hóa, Môi trường Hồ Lắk, đây là cơ sở pháp lý để Ban quản lý triển khai, thực hiện các bước công việc cần thiết tiến tới cho thuê môi trường nhằm khai thác loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong thời gian tới.

Hoạt động du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí hiệu quả sẽ mạng lại nhiều tác động tích cực: cụ thể là nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng trong nhân dân; tạo công ăn việc làm cho người đồng bào dân tộc tại chỗ, từng bước thay đổi tư duy để phát triển kinh tế từ nghề rừng; tăng thu nhập cho viên chức và người lao động tại đơn vị, từng bước tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập…

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN