cđsd

Nên chọn đệm dày hay đệm mỏng?

HATAP

Nên chọn đệm dày hay đệm mỏng là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng hiện nay. Tùy theo các tiêu chí như đối tượng sử dụng, tình trạng sức khỏe, tài chính, nhu cầu,... mà bạn sẽ lựa chọn được loại đệm phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn về ưu nhược điểm của hai sản phẩm này, cùng các yếu tố cân nhắc nên mua nệm dày hay mỏng nhé.

Đệm dày: Ưu điểm và nhược điểm

Trên thị trường hiện nay chưa có một thang đo quy chuẩn nào để xác định đệm dày hay mỏng. Tuy nhiên, theo độ dày đệm phổ biến, đệm được coi là dày khi có chiều cao từ 10cm.

z5952497970647-f7316db6697d1141ada68aa1042c315e-1729495793.jpg
Đánh giá ưu và nhược điểm của đệm dày 

Ưu điểm của đệm dày

  • Hỗ trợ tốt cho người nặng cân: Đệm dày sở hữu nhiều lớp lót, do đó chúng có khả năng nâng đỡ tốt nhất cho những người nặng cân. Hãy tưởng tượng một người 100kg không thể ngủ trên một chiếc nệm dày 10cm. Đệm sẽ sụt lún sớm, khiến giấc ngủ không được trọn vẹn và gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp.
  • Tuổi thọ cao hơn: Do có phần lõi dày nên đệm dày có tuổi thọ cao hơn đệm mỏng.
  • Tính sang trọng cao: Đệm dày mang đến cảm giác cao ráo và sang trọng. Chính vì vậy, các phòng ngủ khách sạn thường dùng đệm dày. Tuy nhiên, độ dày của đệm cũng cần phù hợp với giường và những vật dụng xung quanh.

Nhược điểm của đệm dày

Bên cạnh những ưu điểm trên, đệm dày có 2 nhược điểm đó là:

  • Trọng lượng lớn,khiến việc vận chuyển và vệ sinh bất tiện.
  • Cản trở quá trình ra vào giường, đặc biệt với những người vận động khó khăn.
  • Nệm dày thường sẽ có giá thành cao hơn nệm mỏng

Đệm mỏng: Ưu điểm và nhược điểm

Trên thị trường hiện nay, đệm mỏng là loại đệm có độ dày dưới 10cm. Chúng có những ưu, nhược điểm như:

chon-dem2-1729495891.png
Đệm mỏng - Đánh giá ưu và nhược điểm chi tiết 

Ưu điểm của đệm mỏng

  • Giá thành phải chăng: Do cấu tạo ít lớp lót nên đệm mỏng sẽ có chi phí rẻ hơn, phù hợp với tài chính của nhiều khách hàng.
  • Tương thích với nhiều loại giường: Do trọng lượng nhẹ nên đệm mỏng dễ kết hợp với nhiều kiểu giường hơn, đặc biệt là những chiếc giường cũ, không còn đủ lực để chịu tải đệm dày.

Nhược điểm của đệm mỏng

Bên cạnh những ưu điểm trên, đệm mỏng cũng có một vài nhược điểm đó là:

  • Dễ chảy xệ: Do các lớp tiện nghi trong đệm mỏng ít nên sản phẩm thường nhanh chảy xệ hơn, đặc biệt khi người có trọng lượng nặng hoặc nằm nhiều.
  • Trải nghiệm ngủ không trọn vẹn: Do độ cao của đệm ít nên đệm mỏng hạn chế trong việc nâng đỡ cơ thể, từ đó khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn.

Nên chọn đệm dày hay đệm mỏng? 

Sau khi đã hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của đệm mỏng và đệm dày, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về việc nên chọn loại đệm nào. Để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp, dưới đây là 2 tiêu chí mua đệm:

chon-dem3-1729495891.png
Nên mua đệm dày hay đệm mỏng?

Yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn

  • Mục đích sử dụng
  • Nếu bạn mua đệm trải giường thì nên cân nhắc kích thước và độ chịu trọng lượng của giường, giúp đảm bảo an toàn khi nằm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý độ cao của mặt trên đệm xuống nền nhà nên từ 45 - 60cm để bước vào giường thuận tiện.
  • Nếu bạn mua nệm trải trên sàn thì nên dùng nệm có độ dày trung bình, từ 10 đến 15 cm.
  • Cân nặng người nằm:
  • Nếu người nằm nặng trên 45g: Độ dày nệm từ 5 - 7 cm.
  • Nếu người nằm nặng trên 50g: Độ dày nệm từ 10 cm.
  • Nếu người nằm nặng trên 75g: Độ dày nệm từ 15 cm.
  • Nếu người nằm nặng trên 90g: Độ dày nệm từ 20 cm.
  • Ngân sách dự kiến: Tài chính cũng là yếu tố rất quan trọng khi quyết định mua đệm mỏng hay dày. Theo khảo sát, giá nệm thuộc top cao nhất là nệm lò xo, nệm cao su thiên nhiên và nệm đa tầng. Ví dụ như Nệm lò xo Spring Air Back Supporter Firm Plus nâng đỡ làm mát dày 26cm có giá gần 17 triệu đồng. Tiếp theo đó là Nệm cao su nhân tạo > Nệm bông ép > Nệm PE. 

Lựa chọn theo độ tuổi và nhu cầu 

  • Người cao tuổi: Chọn nệm có độ dày trung bình để có sự nâng đỡ vừa phải cho hệ xương khớp, đồng thời không gây khó khăn cho quá trình bước vào giường.
  • Người trẻ và trung niên: Chọn nệm theo sở thích riêng, nhưng cần lưu ý cân nặng để mua nệm có chiều cao phù hợp.
  • Trẻ em: Chọn nệm mỏng hoặc đệm có độ dày trung bình để trẻ em không té vấp, đồng thời dễ dàng vệ sinh hơn trong trường hợp dính nước tiểu.

Gợi ý các thương hiệu đệm uy tín

Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn thương hiệu đệm uy tín như thế nào, cùng tham khảo ngay những gợi ý dưới đây nhé:

chon-dem4-1729495891.png
Gợi ý các thương hiệu nệm uy tín hiện nay
  • Nệm Amando: Amando là thương hiệu đệm quốc tế được người dùng đánh giá cao bởi nhiều tính năng vượt trội, đem đến giấc ngủ đẳng cấp. Nệm Amando sở hữu thiết kế từ công nghệ châu Âu nên sang trọng và hiện đại.
  • Nệm Vạn Thành: Nệm Vạn Thành là thương hiệu nệm Việt Nam có tuổi đời hơn 30 năm. Nệm Vạn Thành được làm từ 100% cao su thiên nhiên, mang lại trải nghiệm ngủ êm ái và dễ chịu. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Nệm Liên Á: Liên Á cũng là một trong những thương hiệu nệm lâu đời tại Việt Nam, có mặt từ năm 1987. Sản phẩm được yêu thích bởi độ êm ái, kháng khuẩn, an toàn cho sức khỏe con người.
  • Kim Cương: Kim Cương là thương hiệu sở hữu nhiều loại nệm: nệm cao su, đệm foam, nệm lò xo cao cấp ,... giúp bạn có đa dạng sự lựa chọn. Các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ cao, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài nên là sự lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình. 

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về nên chọn đệm dày hay đệm mỏng. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua nệm uy tín, tham khảo ngay Vua Nệm - chuỗi hệ thống bán lẻ chăn ga gối nệm hàng đầu Việt Nam nhé.

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN