cđsd

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TỦA CHÙA

HATAP

Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên, diện tích tự nhiên 68.414,88 ha, dân số trên 6 vạn người, với 07 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 94%; địa hình phức tạp, phần lớn diện tích tự nhiên là đồi, núi, độ dốc lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Vượt lên những trở ngại đó, bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô giáo ở Tủa Chùa vẫn bám trường, bám bản, miệt mài gieo chữ, mang ánh sáng tri thức đến với con em các dân tộc nơi đây. Nhờ vậy, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục ngày được nâng lên, hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục tỉnh Điện Biên; sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện; sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở; đội ngũ viên chức quản lý và giáo viên được bổ sung cơ bản đủ về số lượng, đáp ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Song song với đó là Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi, đặc biệt khó khăn, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư xây dựng; các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống hộ nghèo, hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn được triển khai và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cơ sở vật chất, đời sống kinh tế của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện; 12/12 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; 100% các xã, thị trấn có sóng điện thoại di động và Internet, nhu cầu và điều kiện học tập của con em Nhân dân các dân tộc không ngừng được nâng lên; tình hình an ninh, chính trị tiếp tục củng cố và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường được bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy và học.

Để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, UBND huyện đã tham mưu cho HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 02/8/2021 của HĐND huyện Tủa Chùa về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn 2020-2025. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện) đã ban hành các văn bản hướng dẫn BCĐ các xã, thị trấn, các cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ cập năm 2023; trên cơ sở Kế hoạch của UBND huyện, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của huyện, UBND các xã, thị trấn đã chủ động đưa nhiệm vụ thực hiện phổ cập - xóa mù chữ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2023 để triển khai thực hiện.

Năm học 2023-2024, toàn huyện hiện có 42 cơ sở giáo dục (24 trường đạt chuẩn Quốc gia) với 742 lớp, 21.560 học sinh, học viên, trong đó: Mầm non 14 trường, 247 nhóm, lớp 5.877 học sinh (nhà trẻ 58 nhóm, 1.362 trẻ, mẫu giáo 189 lớp, 4.515 trẻ); Tiểu học 13 trường, 301 lớp, 8.329 học sinh; trung học cơ sở 12 trường với 142 lớp, 5.407 học sinh (trong đó 02 trường liên cấp Tiểu học và THCS, 02 trường liên cấp cấp THCS&THPT); 04 trường THPT, 48 lớp, 1.829 học sinh (bao gồm 18 lớp, 675 học sinh cấp THPT của trường THCS&THPT Quyết Tiến và trường THCS&THPT Tả Sìn Thàng); 01 Trung tâm GDNNGDTX: 04 lớp bổ túc THPT với 118 học viên.

Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi toàn huyện có 14 trường, 80 điểm trường lẻ (trong đó 79 điểm trường lẻ có trẻ 5 tuổi theo học). Tổng số 247 nhóm, lớp (riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi 107 lớp, trong đó có 71 lớp ghép và 36 lớp đơn). Tổng số 5.832/8.167 trẻ trong độ tuổi mầm non được học tại các cơ sở giáo dục mầm non (chưa bao gồm 04 trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục). Huy động 1.355/3.686 trẻ nhà trẻ ra lớp, tỷ lệ 36,8%. Huy động 4.477/4.481 trẻ mẫu giáo ra lớp đạt tỷ lệ 99,9%. Trong đó: trẻ học tại địa bàn 5.771 trẻ, trẻ học ngoài địa bàn 61 trẻ.

Phổ cập giáo dục tiểu học Toàn huyện có 13 trường, 301 lớp với 8.329 học sinh. Trong đó 10 trường phổ thông dân tộc bán trú, 250 lớp với 6.920 học sinh. Tổng số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 là 1.598/1.598, tỷ lệ 100% (chưa bao gồm 08 trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục). Tổng số trẻ 6 đến 10 tuổi ra lớp 8.166/8.166, tỷ lệ 100% (chưa bao gồm 53 trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục). Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là 1.631/1.695, đạt tỉ lệ 96,22%. Tổng số trẻ 11 tuổi đang học ở tiểu học 64/1.1695, chiếm tỷ lệ 3,78%. Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi trên địa bàn có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục 53/53; đạt tỷ lệ 100%. 12/12 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, tỷ lệ 100%; 11/12 xã, thị trấn đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, tỉ lệ 91,67%; huyện duy trì đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2.

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn huyện có 12 trường có cấp học THCS, 143 lớp với 5.407 học sinh (bao gồm: 14 lớp với 426 học sinh của 02 trường liên cấp Tiểu học và THCS; 28 lớp với 1.111 học sinh của 02 trường liên cấp cấp THCS và THPT); 04 trường THPT, 48 lớp với 1.829 học sinh; 01 Trung tâm GDNN-GDTX: 04 lớp bổ túc THPT, 118 học viên. Trong đó: 08 trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS, 82 lớp với 3.044 học sinh (bao gồm 02 trường liên cấp Tiểu học và THCS). Tổng số trẻ hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học năm qua vào học lớp 6 là 1.668/1.678, tỷ lệ 99,4%. Tổng số trẻ 11 đến 14 tuổi học THCS là 5.308/5.647, tỷ lệ 94,0% (không bao gồm 31 học sinh khuyết tật được tiếp cận giáo dục). Tổng số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18 tốt nghiệp THCS là 3.988/4.355, đạt tỷ lệ 91,6%. Tổng số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đã và đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT và tương đương 3.457/4.355, đạt tỷ lệ 79,4%. Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 11đến 15 tuổi trên địa bàn có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục 27/31, đạt tỷ lệ 87,1% (bao gồm 03 học sinh khuyết tật đang học ở cấp tiểu học). 12/12 xã, thị trấn duy trì, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1, tỷ lệ 100%; 12/12 xã, thị trấn duy trì, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2, tỷ lệ 100%; 09/12 xã, thị trấn đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3, tỷ lệ 75%. Huyện tiếp tục duy trì đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

Ngay từ đầu năm học, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho các đơn vị trường học trực thuộc ký và thực hiện cam kết thực hiện duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, học sinh lưu ban; cam kết thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua do các cấp phát động. Các trường học tiếp tục thực hiện phương châm "Một hội đồng hai nhiệm vụ"; vừa thực hiện chuyên môn, vừa tích cực chỉ đạo duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Tăng cường các hoạt động giáo dục nhằm thu hút học sinh đến trường; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần bình quân ở các trường vùng thấp đều đạt 95% trở lên, trường vùng cao đạt từ 90% đến 95%.

Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục - xóa mù chữ huyện thường xuyên chỉ đạo Ban Chỉ đạo phổ cập, xóa mù chữ các xã, thị trấn rà soát số lượng người mù chữ các mức độ, so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu đạt chuẩn xóa mù chữ các mức độ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ, trên cơ sở đó lập kế hoạch mở các lớp xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ở các độ tuổi, đến thời điểm báo cáo đảm bảo các xã, thị trấn duy trì các chỉ số đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đồng thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về phổ cập – xóa mù chữ; tổ chức các lớp học xóa mù chữ phù hợp với từng nhóm đối tượng; củng cố các trung tâm học tập cộng đồng; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, giáo viên tham gia dạy xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; tổ chức lớp tập huấn công tác xóa mù chữ cho các cán bộ cốt cán về công tác xóa mù chữ gắn liền với phát triển cộng đồng.

Sang năm 2024, Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa tiếp tục giữ ổn định quy mô trường, lớp đáp ứng đủ nhu cầu học tập của Nhân dân; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu bộ môn, bảo đảm đạt chuẩn về trình độ đào tạo và đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác PCGD, XMC; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác PCGD, XMC. Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi phổ cập các cấp học ra lớp, đặc biệt là các xã vùng cao; duy trì số lượng học sinh đi học chuyên cần, kiên quyết không để học sinh bỏ học. Tập trung chỉ đạo, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý giáo dục..., đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Hoàng Sơn.

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN